Tuyển tập 160 đề thi thử THPTQG môn toán có đáp án

Giới thiệu với các bạn bộ đề thi thử THPTQG môn toán bao gôm 160 đề thi có đáp án chi tiết. Đây là bộ đề rất hữu ích cho các bạn đang ôn thi cũng như các thầy cô giáo. Tải về tài bộ đề thi file WORD bằng link ở cuối bài.

Một số câu trong đề số 1

Câu 1: Hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+3x-4$ có bao nhiêu cực trị ?

A. 0                       B. 1                               C. 2                               D. 3

Câu 2: Cho hàm số $y=-\dfrac{4}{3}{{x}^{3}}-2{{x}^{2}}-x-3$. Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. Hàm số đã cho nghịch biến trên $\left( -\infty ;-\dfrac{1}{2} \right)$

B. Hàm số đã cho nghịch biến trên $\left( -\dfrac{1}{2};+\infty \right)$

C. Hàm số đã cho nghịch biến trên $\left( -\infty ;-\dfrac{1}{2} \right)\cup \left( -\dfrac{1}{2};+\infty \right)$

D. Hàm số đã cho nghịch biến trên $\mathbb{R}$

Câu 3: Hàm số nào sau đây đồng biến trên $\mathbb{R}$?

A. $y=\tan x$                     B. $y=2{{x}^{4}}+{{x}^{2}}$                      C. $y={{x}^{3}}-3x+1$         D. $y={{x}^{3}}+2$

Câu 4: Trong các hàm số sau, hàm số nào đồng biến trên $\mathbb{R}$?

A. $y=4x-\dfrac{3}{x}$                                       B. $y=4x-3\sin x+\cos x$

C. $y=3{{x}^{3}}-{{x}^{2}}+2x-7$                   D. $y={{x}^{3}}+x$

Câu 5: Cho hàm số $y=\sqrt{1-{{x}^{2}}}$. Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. Hàm số đã cho đồng biến trên $\left[ 0;1 \right]$

B. Hàm số đã cho đồng biến trên $\left( 0;1 \right)$

C. Hàm số đã cho nghịch biến trên $\left( 0;1 \right)$

D. Hàm số đã cho nghịch biến trên $\left( -1;0 \right)$

Câu 6: Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số $y=\dfrac{{{x}^{2}}-5}{x+3}$ trên đoạn $\left[ 0;2 \right]$.

A. $\underset{x\in \left[ 0;2 \right]}{\mathop{\min }}\,y=-\dfrac{5}{3}$                    B. $\underset{x\in \left[ 0;2 \right]}{\mathop{\min }}\,y=-\dfrac{1}{3}$

C. $\underset{x\in \left[ 0;2 \right]}{\mathop{\min }}\,y=-2$                      D. $\underset{x\in \left[ 0;2 \right]}{\mathop{\min }}\,y=-10$

Câu 7: Đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+2x-1$ cắt đồ thị hàm số $y={{x}^{2}}-3x+1$ tại hai điểm phân biệt A, B. Khi đó độ dài AB là bao nhiêu ?

A. $AB=3$                 B. $AB=2\sqrt{2}$                  C. $AB=2$                   D. $AB=1$

Câu 8: Tìm tất cả các giá trị thực của m sao cho đồ thị hàm số $y={{x}^{4}}-2m{{x}^{2}}+2m+{{m}^{4}}$ có ba điểm cực trị tạo thành một tam giác đều.

A. $m=0$                  B. $m=\sqrt[3]{3}$               C. $m=-\sqrt[3]{3}$         D. $m=\sqrt{3}$

Câu 9: Tìm tất cả các giá trị thực của m để đồ thị hàm số $y=\dfrac{{{x}^{2}}+2}{\sqrt{m{{x}^{4}}+3}}$ có hai đường tiệm cận ngang.

A. $m=0$                  B. $m<0$                             C. $m>0$                     D. $m>3$

Câu 10: Cho hàm số $y=\dfrac{3x-1}{x-3}$ có đồ thị là (C). Tìm điểm M thuộc đồ thị (C) sao cho khoảng cách từ M đến tiệm cận đứng bằng hai lần khoảng cách từ M đến tiệm cận ngang.

A. ${{M}_{1}}\left( 1;-1 \right);{{M}_{2}}\left( 7;5 \right)$               B. ${{M}_{1}}\left( 1;1 \right);{{M}_{2}}\left( -7;5 \right)$

C. ${{M}_{1}}\left( -1;1 \right);{{M}_{2}}\left( 7;5 \right)$                D. ${{M}_{1}}\left( 1;1 \right);{{M}_{2}}\left( 7;-5 \right)$

Câu 11: Một đại lý xăng dầu cần làm một cái bồn dầu hình trụ bằng tôn có thể tích $16\pi \,{{m}^{3}}$. Tìm bán kính đáy r của hình trụ sao cho hình trụ được làm ra ít tốn nguyên vật liệu nhất.

A. 0,8m                    B. 1,2m                         C. 2m                            D. 2,4m

Câu 12: Cho số dương a, biểu thức $\sqrt{a}.\sqrt[3]{a}.\sqrt[6]{{{a}^{5}}}$ viết dưới dạng hữu tỷ là:

A. ${{a}^{\dfrac{7}{3}}}$           B. ${{a}^{\dfrac{5}{7}}}$        C. ${{a}^{\dfrac{1}{6}}}$     D. ${{a}^{\dfrac{5}{3}}}$

Câu 13: Hàm số $y={{\left( 4{{x}^{2}}-1 \right)}^{-4}}$ có tập xác định là:

A. $\mathbb{R}$              B. $\left(0;+\infty \right]$              C. $\mathbb{R}\backslash \left\{ -\dfrac{1}{2};\dfrac{1}{2} \right\}$              D. $\left( -\dfrac{1}{2};\dfrac{1}{2} \right)$

Câu 14: Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số $y={{x}^{\dfrac{\pi }{2}}}$ tại điểm thuộc đồ thị có hoành độ bằng 1 là:

A. $y=\dfrac{\pi }{2}x+1$           B. $y=\dfrac{\pi }{2}x-\dfrac{\pi }{2}+1$          C. $y=\dfrac{\pi }{2}x-1$             D. $y=\dfrac{\pi }{2}x+\dfrac{\pi }{2}-1$

Câu 15: Cho hàm số $y={{2}^{x}}-2x$. Khẳng định nào sau đây sai.

A. Đồ thị hàm số luôn cắt trục tung.

B. Đồ thị hàm số luôn cắt đường thẳng $y=2$

C. Hàm số có giá trị nhỏ nhất lớn hơn -1.

D. Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại duy nhất một điểm

Tải bộ đề bằng link này

Quý thầy cô và bạn đọc muốn đóng góp tài liệu hoặc bài viết cho website TOANPT, vui lòng gửi về:

1. Fanpage: Toán phổ thông

2. Email: admin@toanpt.com

Chúng tôi trận trọng mọi đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Xin cảm ơn!

Để lại nhận xét