Đề ôn tập giữa HK1 môn toán khối 12 – đề 1

Nội dung đề gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm với nội dung của của chương 1 giải tích 12: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, chương 1 hình học 12: Thể tích khối đa diện.

Một số câu trong đề:

Câu 10. Hàm số nào trong các hàm số sau đồng biến trên $\mathbb{R}$A. $y={{x}^{3}}+{{x}^{2}}+3x+1$      B. $y=\dfrac{2x+1}{x+1}$          C. $y={{x}^{4}}+{{x}^{2}}$        D. $y={{x}^{3}}-x$

Câu 11. Cho hàm số $f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như hình bên.
Phương trình $2f\left( x+2019 \right)-1=0$ có số nghiệm là
A. 2020     B. 4     C. 2019     D. 2

Câu 12. Đồ thị hàm số $y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}-3$ cắt trục hoành tại bao nhiêu điểm?
A. 2     B. 1     C. 3     D. 4

Câu 13. Cho lăng trụ đứng $ABC.A’B’C’$ có đáy là tam giác đều cạnh $a$. Cạnh bên $AA’=a\sqrt{3}$. Tính thể tích
khối lăng trụ
A. $\dfrac{{{a}^{3}}}{4}$     B. $\dfrac{3{{a}^{3}}\sqrt{3}}{4}$     C. $\dfrac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{4}$     D. $\dfrac{3{{a}^{3}}}{4}$

Câu 14. Hình bát diện đều có bao nhiêu cạnh
A. 8     B. 10     C. 12     D. 14

Câu 15. Cho hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$ và có đồ thị của $f’\left( x \right)$ như hình bên.
Hàm số $f\left( x \right)$ đồng biến trên khoảng nào sau đây A. $\left( -\infty ;2 \right)$     B. $\left( -\infty ;1 \right)$
C. $\left( 1;+\infty \right)$     D. $\left( -\infty ;4 \right)$

Câu 16. Cho hình chóp $S.ABC$. $A’$ là trung điểm của $SA$ , $B’$ trên cạnh
$SB$ sao cho $\dfrac{SB’}{SB}=\dfrac{2}{3}$, $C’$ trên cạnh $SC$ sao cho $\dfrac{SB’}{SB}=\dfrac{1}{3}$ (hình vẽ bên)
Gọi $V$ là thể tích khối chóp $S.ABC$ , $V’$ là thể tích khối chóp$S.A’B’C’$ Khi đó tỷ số $\dfrac{V’}{V}$ bằng
A. $\dfrac{2}{9}$     B. $\dfrac{1}{9}$     C. $\dfrac{8}{9}$     D. $\dfrac{7}{9}$

Câu 17. Cho hàm số $f\left( x \right)$ có đồ thị như hình vẽ bên. Gọi $M$ là giá trị lớn nhất của
$f\left( x \right)$ , $m$ là giá trị nhỏ nhất của hàm số $f\left( x \right)$ trên đoạn $\left[ 1;4 \right]$.
Tính giá trị biểu thức $P=2M+3m$ A. $P=2$     B. $P=8$ C. $P=-4$     D. $P=-2$

Câu 18. Cho hàm số $y=f\left( x \right)$ có $\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=2$ và $\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=-2$. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận ngang
B. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang $y=2$ và $y=-2$
C. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận đứng $x=2$ và $x=-2$
D. Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận

Câu 19. Đồ thị hàm số $y={{x}^{3}}+2{{x}^{2}}+5x+1$ và đường thẳng $y=3x+1$ cắt nhau tại điểm $\left( {{x}_{0}};{{y}_{0}} \right)$ khi đó
A. ${{y}_{0}}=-2$     B. ${{y}_{0}}=1$     C.${{y}_{0}}=0$     D. ${{y}_{0}}=3$

Câu 20. Cho hình lập phương $ABCD.A’B’C’D’$. Mặt phẳng $\left( BDC’ \right)$ chia khối lập phương thành hai phần.
Tính tỉ lệ thể tích phần nhỏ so với phần lớn
A. $\dfrac{5}{6}$     B. $\dfrac{1}{5}$     C. $\dfrac{1}{3}$     D. $\dfrac{1}{6}$

Xem online

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Tải tài liệu Đề ôn tập giữa HK1 môn toán khối 12 – đề 1 file WORD bằng link dưới đây:

Quý thầy cô và bạn đọc muốn đóng góp tài liệu hoặc bài viết cho website TOANPT, vui lòng gửi về:

1. Fanpage: Toán phổ thông

2. Email: admin@toanpt.com

Chúng tôi trận trọng mọi đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Xin cảm ơn!

Để lại nhận xét