Giới hạn hàm số là một nội dung quan trọng trong chương trình giải tích lớp 11. Bài tập của nội dung này tương đối dễ. Tuy nhiên để làm được bài tập trong chương này học sinh cũng cần phải nắm được một số kiến thức cơ bản và các phương pháp giải các dạng toán thường gặp.
Xem thêm: Bài tập chương IV đại số và giải tích 11: giới hạn và liên tục
Dạng 1: Giới hạn hàm số tại một điểm $\left( {x \to {x_0}} \right)$
Bài toán: Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to a} f\left( x \right)$
TH1: Nếu $f\left( x \right)$ xác định tại ${x_0}$ thì $\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f\left( x \right) = f\left( {{x_0}} \right)$ (chỉ cần thế ${x_0}$ vào hàm số $f\left( x \right)$).
TH2: Nếu thế ${x_0}$ vào $f\left( x \right)$ mà được các dạng vô định (nghĩa là $f\left( x \right)$ không xác định tại ${x_0}$):
1. Dạng $\dfrac{0}{0}$: dùng phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử hoặc nhân lượng liên hợp (nếu có chứa căn).
2. Dạng $\dfrac{a}{0}$ (với $a \ne 0$, thường gặp trong giới hạn một bên): ta làm theo các bước: tính giới hạn của tử, giới hạn của mẫu, xét dấu mẫu trong lân cận của ${x_0}$. Dựa vào dấu của tử và mẫu để suy ra kết quả theo bảng dưới đây:
Ví dụ: Tính các giới hạn sau:
a. $\mathop {\lim }\limits_{x \to – 2} \left( {\sqrt {{x^2} + 5} – 1} \right)$
Phân tích: ta thấy hàm số ${f(x) = \sqrt {{x^2} + 5} – 1}$ xác định tại ${x_0} = – 2$ nên ta chỉ cần thay ${x_0} = – 2$ vào hàm số là được kết quả.
Giải
$\mathop {\lim }\limits_{x \to – 2} \left( {\sqrt {{x^2} + 5} – 1} \right) = \sqrt {{{\left( {- 2} \right)}^2} + 5} – 1 = 2$
b. $\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{{x^2} + 2x – 3}}{{2{x^2} – x – 1}}$
Phân tích: ta thấy nếu thế ${x_0} = 1$ vào hàm số $$f(x) = \dfrac{{{x^2} + 2x – 3}}{{2{x^2} – x – 1}}$$ thì cả tử và mẫu đều là 0 (nghĩa là ta có dạng vô định $$\dfrac{0}{0}$$) và cả tử và mẫu đều là tam thức bậc hai nên ta sẽ tách theo công thức: $$a{x^2} + bx + c = a\left( {x – {x_1}} \right)\left( {x – {x_2}} \right)$$ với $${x_1}$$ và $${x_2}$$ là hai nghiệm của phương trình $$a{x^2} + bx + c = 0$$.
Giải
$$\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{{x^2} + 2x – 3}}{{2{x^2} – x – 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{\left( {x – 1} \right)\left( {x + 3} \right)}}{{2\left( {x – 1} \right)\left( {x + \dfrac{1}{2}} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{x + 3}}{{2\left( {x + \dfrac{1}{2}} \right)}} = \dfrac{{1 + 3}}{{2\left( {1 + \dfrac{1}{2}} \right)}} = \dfrac{4}{3}$$
c. $$\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \dfrac{{2 – x}}{{\sqrt {x + 7} – 3}}$$
Phân tích: dễ dàng nhận thấy đây cũng là dạng vô định $$\dfrac{0}{0}$$ nhưng ở mẫu có chứa căn nên ta sẽ dùng phương pháp nhân lượng liên hợp.
Giải
$$\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \dfrac{{2 – x}}{{\sqrt {x + 7} – 3}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \dfrac{{\left( {2 – x} \right)\left( {\sqrt {x + 7} + 3} \right)}}{{\left( {\sqrt {x + 7} – 3} \right)\left( {\sqrt {x + 7} + 3} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \dfrac{{\left( {2 – x} \right)\left( {\sqrt {x + 7} + 3} \right)}}{{{{\left( {\sqrt {x + 7} } \right)}^2} – {3^2}}}$$
$$ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \dfrac{{\left( {2 – x} \right)\left( {\sqrt {x + 7} + 3} \right)}}{{x – 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \left[ { – \left( {\sqrt {x + 7} + 3} \right)} \right] = – 6$$
d. $\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \dfrac{{2x – 3}}{{2 – x}}$
Giải
Ta có: $\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \left( {2x – 3} \right) = 2.2 – 3 = 1 > 0$
$\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \left( {2 – x} \right) = 2 – 2 = 0$ và $2 – x < 0\,\forall x > 2$
Suy ra: $\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \dfrac{{2x – 3}}{{2 – x}} = – \infty $
e. $$\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \left( {x – 1} \right)\sqrt {\dfrac{{2x + 3}}{{{x^2} – 1}}} $$ (dành cho bạn đọc)
Dạng 1: Giới hạn hàm số tại vô cực $\left( {x \to \infty} \right)$
Bài toán: Tính $\mathop {\lim }\limits_{x \to\infty} f\left( x \right)$
Dạng toán này thường áp dụng 2 phương pháp:
- Rút x mũ cao nhất (thường áp dụng cho các dạng $\dfrac{\infty }{\infty },\infty – \infty $).
- Nhân lượng liên hợp (thường áp dụng cho dạng $\infty – \infty $ và có chứa căn thức).
Các giới hạn đặc biệt cần nhớ:
- $\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } c = c$
- $\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } \dfrac{1}{{{x^n}}} = 0$ với n nguyên dương.
- $\mathop {\lim }\limits_{x \to \pm \infty } {x^q} = 0$ với $\left| q \right| < 1$.
- $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {x^n} = + \infty $ với n nguyên dương.
- $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } {x^n} = + \infty $ nếu n chẵn và $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } {x^n} = – \infty $ nếu n lẻ.
Ví dụ: Tính các giới hạn sau:
a. $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{2{x^3} – 3x + 1}}{{3x + 4{x^2} – {x^3}}}$
Giải
$\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{2{x^3} – 3x + 1}}{{3x + 4{x^2} – {x^3}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{{x^3}\left( {2 – \dfrac{3}{{{x^2}}} + \dfrac{1}{{{x^3}}}} \right)}}{{{x^3}\left( {\dfrac{3}{{{x^2}}} + \dfrac{4}{x} – 1} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{2 – \dfrac{3}{{{x^2}}} + \dfrac{1}{{{x^3}}}}}{{\dfrac{3}{{{x^2}}} + \dfrac{4}{x} – 1}} = – 2$
b. $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {2x – \sqrt {4{x^2} + x} } \right)$
Giải
$\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {2x – \sqrt {4{x^2} + x} } \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{\left( {2x – \sqrt {4{x^2} + x} } \right)\left( {2x + \sqrt {4{x^2} + x} } \right)}}{{2x + \sqrt {4{x^2} + x} }}$
$ = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{4{x^2} – \left( {4{x^2} + x} \right)}}{{2x + \sqrt {4{x^2} + x} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{ – x}}{{2x + \sqrt {4{x^2} + x} }}$
$ = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{ – x}}{{2x + x\sqrt {4 + \dfrac{1}{x}} }} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{ – x}}{{x\left( {2 + \sqrt {4 + \dfrac{1}{x}} } \right)}}$
$ = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{ – 1}}{{2 + \sqrt {4 + \dfrac{1}{x}} }} = – \dfrac{1}{4}$
c. $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left( {2x – \sqrt {4{x^2} + x} } \right)$
Giải
$\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left( {2x – \sqrt {4{x^2} + x} } \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left( {2x – \sqrt {{x^2}\left( {4 + \dfrac{1}{x}} \right)} } \right)$
$ = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left( {2x + x\sqrt {4 + \dfrac{1}{x}} } \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left[ {x\left( {2 + \sqrt {4 + \dfrac{1}{x}} } \right)} \right]$
Vì $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } x = – \infty $ và $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left( {2 + \sqrt {4 + \dfrac{1}{x}} } \right) = 4 > 0$
Nên $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left[ {x\left( {2 + \sqrt {4 + \dfrac{1}{x}} } \right)} \right] = – \infty $
Vậy $\mathop {\lim }\limits_{x \to – \infty } \left( {2x – \sqrt {4{x^2} + x} } \right) = – \infty $
Xem thêm: Bài tập chương IV đại số và giải tích 11: giới hạn và liên tục
Quý thầy cô và bạn đọc muốn đóng góp tài liệu hoặc bài viết cho website TOANPT, vui lòng gửi về:
1. Fanpage: Toán phổ thông
2. Email: admin@toanpt.com
Chúng tôi trận trọng mọi đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Xin cảm ơn!
thầy cho em hỏi ở phần c và b ở dạng x tiến tới vô cùng ấy sao phần b em làm theo cách của phần c thì kết quả lại khác ak
ban gửi hình qua cho mình đi bài giải của bạn đấy….mình xem rồi giải thích dùm cho
Can x+can+2 rút căn 2 sao a
câu c đó mình nhân liên hợp ra kq là -1/4. Giải thích với
A ơi sao trg căn nhân lượng liên hiệp là a Bình cộng b bình trêncho a trừ b đúng hk là mình giữ lại cái mẫu à
hay
Ai giải giúp mình vs ạh…lim xcăn 1+4x
. x->0
=0 thôi
thầy giúp em với ạ: lim(x-> -1) |x-1|/ (x^4 + x -3 )
Thầy giải hay max bữa jờ e cứ nhầm lẫn các cách giải vs nhau jờ e đã hiểu e cãm ơn
Bai nay minh ap dung bao nhieu phuong phap vay thay
Bạn đọc hết bài rồi đếm thử xem nhé 🙂
Giải giúp mk bài nay di.lim x—>2.(x+7 tat ca can mu 3-2 )÷(x-2)
Bạn ghi rõ hơn nhé, nếu dùng máy tính thì làm theo bài này http://toanpt.com/tin-hoc/huong-dan-go-ky-hieu-toan-hoc-bang-mathtype.html
bn sử dụng liên hợp căn bậc 3 là ra mà
em co mot thac mac la neu tinh lim o phan so thi o lop co day em dat bien co so mu lon nhat cua ca tu va mau ra ngoai nhung o lop hoc then thi thay lai day em dat bien co so mu lon nhat cua tu ra ngoai ,cua mau ra ngoai roi moi lay bien da dat ra chia cho bien co so mu lon nhat cua ca tu va mau.moi dau em tuong do la hai cach nhung sau khi lam cung mot bai voi hai cach nhu tren thi khong ra ket qua giong nhau .vay cho em hoi em nen lam theo cach nao thi dung a.
Bạn gõ có dấu đi nhé
thầy gửi tài liệu về bài tập lim giúp em với ạ!!!
e cảm ơn thầy
câu b và c của x tiến tới vô cực tại sao lại làm theo 2 cách khác nhau z
Một trường hợp là \[ + \infty \], một trường hợp là \[ – \infty \]. Nếu câu a bạn rút x giống câu b sẽ ra dạng vô định.
Cho em email của thầy đc hông?
Nhờ thầy giải dùm em hai bài này với ạ:
1: lim căn bậc hai của (2x+3) + x-6/x^2-9
2: lim(x^2+1) nhân với căn bậc hai của (2x+1)-1/x
Em cảm ơn ạ
Tai sao cau b voi c chi khac nhau x->-○○ va x->+○○ ma mot cai thi nhan lien hop mot cai thi xet dau vay thay
may anh giai dum em bai nay voi….em cam on nhieu
L=lim ((x^2 +3x +4)ln(cosx)+cos2x-1)/((2x^2+x +1)(sin2x+x^2)^2)
x——>0
0
Thầy ơi cho e hỏi khi nào thì nhân lien hợp khi nào thì đặt nhân tử chung ạ?
sao phần c đang trừ lại thành cộng vậy thầy
Cho em hỏi khi : lim (X.e mũ x – 1 – x ) khi x tiến tới âm vô cùng có phải bằng -1 ko . em cảm ơn ạ
Phần c giải sai rồi chỗ dấu bằng thứ 3 phải là 2x-xcăn(4+1\x)
Vì x->\[ – \infty \] nên x<0 => \[\sqrt {{x^2}} \] = |x| = -x
Ahuhu. Có phương pháp dùng các định nghĩa và định lí không ạ ???
Bài giảng rất dễ hiểu. Cảm ơn thầy giáo!