Bài toán tìm cực trị của hàm số là bài toán thường gặp trong chương trình giải tích 12, các em học sinh cần nắm vững các phương pháp tìm cực trị của hàm số để áp dụng vào quá trình khảo sát sự biến thiên và giải các bài toán liên quan.
Xem thêm: Một số dạng toán cực trị hàm số cơ bản và nâng cao
Bài toán cơ bản mà học sinh thường gặp là tìm cực trị của hàm số y = f(x). Có hai phương pháp để làm bài toán này:
Phương pháp 1: Tìm cực trị bằng cách sử dụng bảng biến thiên
Các bước lập bảng biến thiên ta đã được biết trong phương pháp xét tính đơn điệu của hàm số, chỉ khác ở phần kết luận. Ta làm theo các bước sau:
Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số f(x)
Bước 2: Tìm y’, giải phương trình y’ = 0.
Bước 3: Lập bảng biến thiên và kết luận:
- Nếu y’ đổi dấu từ – sang + khi qua điểm ${x_0}$ (từ trái sang phải) thì hàm số đạt cực tiểu tại ${x_0}$.
- Nếu y’ đổi dấu từ + sang – khi qua điểm ${x_0}$ (từ trái sang phải) thì hàm số đạt cực tiểu tại ${x_0}$.
Ví dụ 1: Tìm cực trị của hàm số $y = \dfrac{1}{3}{x^3} – \dfrac{1}{2}{x^2} – 2x + 2$
Giải
Tập xác định: D = R
$y’ = {x^2} – x – 2$
$y’ = 0 \Leftrightarrow {x^2} – x – 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = – 1\\x = 2\end{array} \right.$
Bảng biến thiên:
Vậy hàm số đạt cực đại tại x = -1 và giá trị cực đại ${y_{{\rm{CD}}}} = y\left( { – 1} \right) = \dfrac{{19}}{6}$
Hàm số đạt cực tiểu tại x = 2 và giá trị cực tiểu ${y_{CT}} = y\left( 2 \right) = \dfrac{{ – 4}}{3}$
Ví dụ 2: Tìm cực trị của hàm số $y = \dfrac{{x + 3}}{{2x – 1}}$
Giải
Tập xác định: $D = R\backslash \left\{ {\dfrac{1}{2}} \right\}$
$y’ = \dfrac{{ – 7}}{{{{\left( {2x – 1} \right)}^2}}} < 0\,\,\forall x \in D$
Vậy hàm số không có cực trị.
Phương pháp 2: Tìm cực trị bằng cách sử dụng đạo hàm cấp 2
Phương pháp này thường được sử dụng đối với các hàm số mà việc lập bảng biến thiên tương đối khó khăn. Ta làm theo các bước sau:
Bước 1: Tìm tập xác định.
Bước 2: Tính y’. Giải phương trình y’ = 0 và kí hiệu ${x_i}$ ($i = 1,{\rm{ }}2,…$) là các nghiệm của nó.
Bước 3: Tính ${f”}\left( x \right)$ và ${f”}\left( {{x_i}} \right)$ rồi kết luận:
- Nếu ${f”}\left( {{x_i}} \right) < 0$ thì hàm số đạt cực đại tại ${{x_i}}$.
- Nếu ${f”}\left( {{x_i}} \right) > 0$ thì hàm số đạt cực tiểu tại ${{x_i}}$.
Ví dụ 3: Tìm cực trị của hàm số: $y = \cos x + \dfrac{1}{2}c{\rm{os}}2x – 1$
Giải
Tập xác định: D = R
$y’ = – {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} – \sin 2x$
$y’ = 0 \Leftrightarrow {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}}(1 + 2\cos x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} = 0\\\cos x = – \dfrac{1}{2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = k\pi \\x = \pm \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi \end{array} \right.$
$y” = -\cos x – 2c{\rm{os}}2x$
Ta có: $y”(k\pi ) = -c{\rm{os}}(k\pi ) – 2c{\rm{os}}(k2\pi ) = \pm 1 – 2 < 0$
$ \Rightarrow $ Hàm số đạt cực đại tại $x = k\pi{\rm{}}(k \in {\rm Z})$
$y”\left( { \pm \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi } \right) = -c{\rm{os}}\left( { \pm \dfrac{{2\pi }}{3}} \right) – 2\cos \left( { \pm \dfrac{{4\pi }}{3}} \right) = \dfrac{1}{2} + 1 = \dfrac{3}{2} > 0$
$ \Rightarrow $ Hàm số đạt cực tiểu tại $x = \pm \dfrac{{2\pi }}{3} + k2\pi{\rm{}}(k \in Z)$
Trên đây là hai phương pháp tìm cực trị của hàm số mà học sinh bắt buộc phải nắm vững. Vấn đề cực trị của hàm số còn có nhiều bài toán liên quan khác như tìm tham số m để hàm số có cực trị hoặc không có cực trị, tìm m để hàm số có cực trị thõa điều kiện…Các bài toán này sẽ được đề cập trong bài viết sau.
Xem bài viết: Một số dạng toán cực trị hàm số cơ bản và nâng cao
Quý thầy cô và bạn đọc muốn đóng góp tài liệu hoặc bài viết cho website TOANPT, vui lòng gửi về:
1. Fanpage: Toán phổ thông
2. Email: admin@toanpt.com
Chúng tôi trận trọng mọi đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Xin cảm ơn!
cho em hỏi là ở phương pháp 1 :
Khi đi từ – sang + là đạt cực tiểu hay đại, và đi từ + sang – là đạt cực tiểu hay cực đại ạ 🙂
cai do ma cung khong biet
-sang cong + la cuc tieu
– sang + là cực tiểu nhe
tìm giá trị khi ra y” kiểu gì vậy khó quá
Cảm ơn bài viết… Rất dễ hiểu
Tim cuc tri khi x khong xac dinh thi lam the nao
Bạn có thể nói rõ hơn được không?
Tìm y’ là tìm như thế nào ạ ?
Bạn đang học lớp mấy?
lớp 11 ak
Cho e hỏi tại sao ở vd 1 lại có thể viết y’ = 0 mà ở vd2 y’ < 0 ạ e vẫn chưa hiểu mấy ai giúp e với
Ở ví dụ hai bạn có thể nhận xét y’ < 0 với mọi x vì mẫu luôn dương còn tử là số âm. Do có thể nhận xét như vậy nên không cần cho y'= 0 nữa.
Cho em hỏi chút ạ
Người ta cho y’ bảo mình xác định số điểm cực trị thì dùng BBT hay y” là đúng nhất ạ?
Bạn nên dùng BBT thì dễ hiểu hơn
Vậy nếu tử là dương thì sao ạ
Cho hỏi nếu người ta y’= f(x) thì xác định số cực trị của y như thế nào là đúng nhất ạ?
cho em hỏi 3x+34K+589Y giải sao ạ …
Cho y’ =0 tìm được bao nhiêu nghiệm thì nghiệm đó là cực trị của y
Thầy giúp e giải bài này với ah…tìm cực trị của hàm số y=x+2 nhân căn 1-x
Đạo hàm y’=căn(1-x)-(x+2)/2căn(1-x), cho y’=0 được nghiệm x=0. Lập bảng biến thiên và kết luận.